Trẻ bị táo bón lâu ngày không khỏi sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Nhiều bậc cha mẹ muốn ngăn chặn tình trạng táo bón ở trẻ nhưng lại phạm phải những sai lầm “không đáng có” khiến bé bị táo bón kéo dài. Dưới đây là những sai lầm mà bạn cần tránh khi điều trị táo bón ở trẻ., hãy lưu ý nhé!
- Trẻ bị táo bón nên ăn gì để không bị tái phát?
- Danh sách các loại rau trị táo bón cho trẻ hiệu quả ngay lập tức
Dấu hiệu trẻ bị táo bón dễ nhận biết
Mẹ có thể nhận biết những dấu hiệu trẻ bị táo bón lâu ngày dưới đây:
Trẻ đi ngoài phân cứng, vón cục, có nhiều đường rạn trên bề mặt hoặc lổn nhổn như viên bi.
Trẻ bị chướng bụng, đầy hơi, bụng căng cứng, trẻ lớn hơn thường kêu đau bụng.
Trẻ bị táo bón lâu ngày thường đi vệ sinh ít, 2-3 ngày mới đi vệ sinh một lần.

Sai lầm thường gặp khiến trẻ bị táo bón kéo dài
Một trong những nguyên nhân khiến bé bị táo bón kéo dài đó là do những sai lầm của người lớn trong quá trình điều trị táo bón cho trẻ. Dưới đây là một số sai lầm cha mẹ cần lưu ý, tránh mắc phải trong khi điều trị táo bón cho trẻ, để cải thiện dứt điểm táo bón cho trẻ.
Cho trẻ ăn ít chất xơ
Nhiều bé bị táo bón lâu ngày do chế độ dinh dưỡng ít chất xơ, nhiều tinh bột và đạm. Vì cha mẹ chỉ tập trung bổ sung protein và đạm khiến trẻ càng ngày càng bị táo bón nặng hơn.
Cho trẻ uống ít nước
Như các bạn đã biết nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể. Nếu thiếu nước sẽ khiến phân khô cứng, rắn, khó di chuyển trong trực tràng, lâu ngày dẫn đến táo bón.
Bổ sung quá nhiều sữa công thức cho trẻ
Trong thành phần của sữa công thức rất giàu đạm, canxi, sắt, photpho… điều này cũng dẫn đến trẻ bị táo bón kéo dài.

Để trẻ ngồi chơi quá lâu
Trẻ vận động ít khiến cho nhu động ruột hoạt động kém và cơ thành bụng yếu. Chính vì vậy, vật động ít trở thành nguyên nhân gây táo bón kéo dài ở trẻ. Nhất là khi trẻ ăn nhiều bánh kẹo thì tình trạng táo bón càng trở nên trầm trọng hơn.
Bỏ qua điều trị các bệnh lý khác cho trẻ
Nhiều trẻ bị phì đại tràng bẩm sinh hoặc bị loạn khuẩn đường ruột nếu không được điều trị sẽ dẫn đến tình trạng táo bón lâu ngày hoặc có thể bị táo bón xen kẽ tiêu chảy. Có thể bạn chưa biết hệ tiêu hóa có ảnh hưởng rất lớn đến hệ miễn dịch, vì có đến 80% mô miễn dịch nằm tại đường tiêu hóa.
Chính vì vậy, nếu trẻ có hệ tiêu hóa tốt thì sẽ khỏe mạnh hơn những trẻ có hệ tiêu hóa yếu. Vì thế, mẹ nên điều trị dứt điểm các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa, tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.
Mẹ nên làm gì khi trẻ bị táo bón lâu ngày?
Để giải quyết tình trạng trẻ bị táo bón lâu ngày cha mẹ cần kiên trì, thực hiện những biện pháp dưới đây.
Xây dựng chế độ ăn phù hợp
Nên cho trẻ ăn đủ 4 nhóm dưỡng chất gồm tinh bột đường có trong cơm, bánh mì, mì, chất béo có trong dầu thực vật và các loại hạt, chất đạm có trong thịt, cá, trứng, vitamin và các loại khoáng chất có trong rau, củ, quả.
Bên cạnh đó, mẹ cũng nên xây dựng lại các bữa ăn của trẻ để phù hợp hơn. Tránh cho trẻ uống quá nhiều sữa công thức bởi đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón. Thêm vào đó, trẻ sẽ được vận động nhiều hơn, hệ tiêu hóa tốt hơn giúp ngăn ngừa táo bón hiệu quả.

Khuyến khích trẻ thường xuyên vận động
Hãy khuyến khích trẻ ra ngoài vận động, vui chơi bằng các bộ môn thể thao như đá bóng, nhảy dây…để trẻ được vận động nhiều hơn, giúp hệ tiêu hóa tốt hơn và ngăn ngừa được táo bón hiệu quả.
Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày
Đừng quên cho trẻ uống đủ nước, bởi nước giúp mềm phân, phân dễ dàng di chuyển trong đại tràng và trẻ dễ đào thải ra bên ngoài. Có thể bổ sung cho trẻ các loại nước như nước lọc, nước canh, sinh tố…tuy nhiên, mẹ không nên cho trẻ uống nước có gas nhé!
Tạo cho trẻ thói quen đi vệ sinh đúng giờ
Mẹ nên hình thành tốt thói quen này giúp trẻ hạn chế bị táo bón. Bởi việc đi đại tiện đúng giờ, sẽ giúp trẻ hình thành phản xạ có điều kiện. Từ đó, giúp trẻ dễ dàng đi ngoài hơn. Hãy tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh đúng giờ, đây cũng là biện pháp phòng trường hợp bé sợ đi ngoài ở trường học.
Massage bụng cho trẻ
Đây là phương pháp giúp kích thích nhu động ruột của trẻ. Mẹ áp lòng bàn tay vào rốn trẻ và xoa theo chiều kim đồng hồ và dọc theo khung đại tràng. Biện pháp massage này sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái và hỗ trợ điều trị táo bón cho trẻ rất hiệu quả.
Tìm hiểu kỹ hơn Cách massage bụng cho trẻ sơ sinh
Trên đây là những sai lầm khi trẻ bị táo bón lâu ngày mà mẹ cần ghi nhớ để không mắc phải trong quá trình điều trị và phòng ngừa táo bón cho trẻ. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích giúp các bậc cha mẹ có thêm kinh nghiệm trong quá trình chăm sóc sức khỏe của trẻ nói chung và cách chữa táo bón ở trẻ nói riêng. Chúc các bạn thành công!